entry-content:
bookmark:
Phone:
img:
priceRange:
,url:
logo:
sameAs:
entry-content:
bookmark:
Rạn da là nỗi ám ảnh đối với bạn? Bạn cảm thấy bất lực vì dù có cố gắng như thế nào thì rạn da vẫn không hết? Đừng lo lắng, Abera sẽ giúp bạn giải quyết “bài toán” nan giải này.
Rạn da là những vết sẹo xuất hiện tại bụng, mông, hông hoặc các vị trí khác trên cơ thể. Nó hình thành khi da phải chịu đựng sự co lại hoặc giãn ra quá mức trong một khoảng thời gian ngắn. Thông thường, phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị rạn da nhất. Bên cạnh đó, trẻ dậy thì, người tập gym,... cũng có thể mắc tình trạng này.
Rạn da hình thành từ quá trình da co lại và giãn ra quá nhanh
Về cơ bản, rạn da không gây cảm giác đau đớn hay gây hại đến sức khoẻ. Tuy nhiên, nó lại ảnh hưởng tiêu cực đến ngoại hình và khiến nhiều chị em phụ nữ tự ti.
Khi cơ bắp phát triển nhanh chóng, những vết rạn sẽ hình thành. Do đó, người tập thể hình và trẻ em đang trong giai đoạn tăng chiều cao, cân nặng có thể là “nạn nhân” của rạn da.
Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên thoa hoặc uống corticosteroid thì bạn cũng dễ bị rạn da. Trong trường hợp gia đình bạn có tiền sử bị rạn da, bạn và những thành viên chào đời sau này cũng có nguy cơ đối mặt với tình trạng da rạn.
Trên thực tế, rạn da là một trong những vết sẹo khó điều trị nhất. Chính vì thế, bạn có thể mất một khoảng thời gian dài để loại bỏ nó hoặc “sống” cùng với nó đến hết cuộc đời. Dù sao đi chăng nữa, hãy mạnh dạn thử một số cách điều trị rạn da an toàn, phù hợp với cơ địa bản thân để xem kết quả như thế nào nhé!
Điều trị rạn da là một hành trình dài
Khi điều trị rạn da tại nhà, bạn nên sử dụng kem, lotion hoặc serum hỗ trợ xử lý rạn da. Đó là những sản phẩm chứa thành phần hữu ích và đã được cấp phép. Một trong những sản phẩm điều trị rạn da phổ biến hiện tại là Kem rạn da Abera.
Chứa chiết xuất từ hoa đảng sâm và hoàng kỳ, dầu hướng dương, dầu jojoba, rau má cùng Niacinamide, Kem rạn da Abera có thể hỗ trợ chống những vết rạn “cứng đầu”, mang lại làn da trắng hồng, mịn màng.
Kem rạn da Abera sẽ hỗ trợ bạn xử lý các vết rạn “lì lợm”
Sau khi đến phòng khám, tuỳ vào tình trạng rạn da mà bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình phù hợp. Một số phương pháp phổ biến thường được ứng dụng là laser, lột da hoá học, sóng RF, phẫu thuật xoá bỏ vùng da bị rạn,...
Nếu rạn da ít và bạn không muốn can thiệp bằng thủ thuật thì các bác sĩ có thể đề nghị kê thuốc cho bạn uống. Tóm lại, mỗi phương pháp đều sở hữu ưu điểm và nhược điểm riêng, hãy lựa chọn cách thích hợp nhất với bạn.
Vậy là bạn đã biết thêm thông tin về chủ đề rạn da là gì, nguyên nhân và cách điều trị rạn da. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều bí quyết chăm sóc da và cơ thể thì hãy ghé thăm mục Blog của Abera nhé!